Cập nhật 8/1/2016 - 14:17 - Lượt xem 6468

Cha mẹ có nên ép con học đàn ?

Gần đây, có rất nhiều phụ huynh đăng ký cho con học múa ba lê, học Violin, học đàn Organ, đàn Piano, đàn Guitar... và một số môn nghệ thuật khác. Khi được hỏi lý do tại sao đi đến quyết định này, tôi nhận được câu trả lời đại loại như: " Vì Ballet giúp cho trẻ có tư thế đĩnh đạc" hoặc "Ballet giúp trẻ có sự duyên dáng và đáng yêu" ... Về violon hay Piano họ nói: " Muốn rèn cho trẻ tính kiên nhẫn" , "Muốn trẻ thông minh hơn", " Muốn phát triển đam mê âm nhạc của trẻ" , " Vì học đàn Piano sẽ giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng vận động", " Vì ngày xưa mình ước được học Piano nhưng không có điều kiện nên giờ mình muốn con mình thực hiện ước mơ của mình" ... Có vô vàn lý do nhưng rất ít khi tôi nhận được câu trả lời: " Vì con tôi thích loại nhạc cụ này và say mê với nó".


Thích thú và đam mê chính là mạch nguồn khơi dậy năng khiếu âm nhạc của trẻ
 
Không có một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ cello Juilliard nào được đào tạo ra để tìm kiếm sai sót trong những khẳng định về âm nhạc và các môn nghệ thuật. VD như múa ba lê, một số giáo viên và chuyên gia khẳng định Ballet giúp trẻ có tư thế đĩnh đạc hơn. Nhưng nếu đưa mười cô gái (hoặc chàng trai) - những người đã từng học múa ba lê trong khoảng thời gian từ 5-12 tuổi, vào chung một phòng với mười cô gái (hoặc chàng trai) -  những người chưa từng học mua Ballet. Quan sát cách họ đi đứng, nói chuyện, giao tiếp với mọi người ở :xung quanh nhà ăn, thư viện, phòng tập thể dục, đi qua các lớp học.... Có ai thực sự tin rằng mình sẽ phát hiện ra 10 cô gái (hoặc chàng trai) đã từng học múa ballet trong số những người trên? 
 
Tôi không nghi ngờ rằng một giáo viên dạy múa ba lê hoặc khiêu vũ có thể phát hiện một số động thái hoặc thói quen đặc trưng của người từng học múa bale. Và có lẽ một hoặc hai trong số những học viên múa ballet xuất sắc sẽ thực sự duyên dáng nhiều hơn những người khác. Nhưng đối với mặt bằng chung của trẻ em thì các lớp học khiêu vũ, học múa... sẽ không có tác động nhiều về cách mà trẻ di chuyển. Nếu bạn không tin tôi, bạn có thể vào một trường trung học tại một thị trấn giàu có, xem trẻ em trong giờ ăn trưa, và cố gắng chọn ra những trẻ đã học múa ba lê. 
 
  • Dạy trẻ cách nghe nhạc, cảm nhạc trước khi học nhạc
Về âm nhạc cũng thế, không ai có thể phủ nhận tác động to lớn của âm nhạc đối với cuộc sống con người. Bởi nếu cho trẻ em tiếp xúc sớm với âm nhạc sẽ có sự phát triển tốt về khả năng giao tiếp với đời sống bên ngoài, ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển tâm sinh lý, tính cách của trẻ, giúp trẻ biết sống tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay, việc dạy nhạc phổ thông trong nhà trường chỉ dừng lại ở mức dạy lý thuyết, dạy bài hát mà không chú trọng tới phần dạy nghe nhạc. Các em nhỏ được học các bài dân ca, các bài hát truyền thống một cách máy móc mà không hiểu được nội dung, cái hồn trong bài hát. Trẻ được học để chơi một bản nhạc trên đàn Piano mà không thể hiểu hết ý nghĩa từng đoạn nhạc, âm thanh từng nốt nhạc. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên coi âm nhạc là một liều thuốc giải tỏa căng thẳng, giúp trẻ thư giãn, làm cho cuộc sống của trẻ thú vị hơn đỡ nặng nề hơn. Nhờ âm nhạc, trẻ có sự nhạy cảm, nhân hậu và có lý tưởng hơn.
 
  • Quan tâm đến sở thích và năng khiếu của trẻ 
Đăng ký cho trẻ theo học các lớp học đàn và học khiêu vũ, học múa... là một lựa chọn tốt bởi học nhạc hoặc khiêu vũ trong một thời gian dài sẽ dạy cho trẻ tính kiên trì và có thể hình thành sự tự tin với những trẻ em nhút nhát. Tuy nhiên, không chỉ có học nhạc và theo đuổi nghệ thuật mới dạy trẻ những đức tính này, rất nhiều môn học khác cũng dạy trẻ các kỹ năng cơ bản và nâng cao trong cuộc sống. Rất nhiều hoạt động thể dục thể thao cũng dạy trẻ tính kiên trì nhẫn nại. Vì vậy, nếu trẻ thực sự thích chơi đàn Guitar hơn đàn Piano thì bạn cũng không nên ép trẻ.  Nếu trẻ không thích một loại nhạc cụ nào nhưng lại thực sự bị lôi cuốn bởi karate, Foosball hoặc cầu lông thì cha mẹ nên để trẻ tự khám phá bản thân trước khi quyết định đăng ký lớp cho con. 
 
Bởi muốn học tốt bất cứ một môn học nào, trẻ cũng cần có sự đam mê và yêu thích.  Sau đó mới là năng khiếu nhưng năng khiếu chỉ chiếm 1 % trong thành công của trẻ. Đối với những trẻ không có năng khiếu nhưng lại yêu thích môn nhạc, đó sẽ là động lực để trẻ chăm chỉ luyện tập, phấn đấu. Trẻ học đàn, học nhạc có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào cách dạy và truyền cảm hứng của giáo viên cộng với sự khích lệ của cha mẹ chứ không phải chỉ ép trẻ học là được. Nếu trẻ có năng khiếu thì bước khởi đầu sẽ dễ dàng hơn, khi học nhạc, trẻ nhớ nhịp phách, tay đàn…. nhanh hơn. Đó là sự nhanh nhạy trong nhận thức, phản ứng có thính giác âm nhạc, biết nghe, biết cảm thụ nhanh những yếu tố của âm nhạc như cao độ, tiết tấu … Nếu cha mẹ không tạo cho trẻ sự thích thú với môn học thì dù âm nhạc có tuyệt vời đến đâu, cũng khiến trẻ cảm thấy giờ học mệt mỏi, nặng nề, lâu dần sẽ tạo tâm lý ức chế, phản tác dụng giáo dục.
 
  • Định hướng âm nhạc và chọn nhạc cụ cho trẻ
Điều mà bậc phụ huynh nào cũng mong muốn đó là có con khỏe mạnh, thông minh, hát hay, đàn giỏi… Nên nhiều cha mẹ, khi mùa hè đến con cái có nhiều thời gian rỗi rãi và để lấp chỗ trống đó đã áp dụng ý định chủ quan của mình là ép con theo học những lớp năng khiếu mà con không muốn. Đó là điều không nên làm. Điều quan trọng mà chúng ta cần làm đó là định hướng âm nhạc và sở trường của trẻ.
 
Tạo điều kiện để con trẻ tiếp xúc với âm nhạc như học và tìm hiểu về một loại nhạc mà cụ bé thích. Khi đó, bạn đã cho con có thêm cơ hội để có một nền học vấn toàn diện, không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật, cái đẹp. Tâm hồn trẻ sẽ phong phú và sâu sắc thêm. Đó mới chính là mục đích học nhạc của trẻ, chứ không phải vì để lấp chổ trống những lúc rãnh rỗi của bé hay mang lại danh tiếng cho bố mẹ.
 
Khi trẻ mới bắt đầu học, hãy cho trẻ tiếp xúc từ từ, không bắt ép trẻ phải học. Khi có cơ hội tốt, như lúc trẻ đang thoải mái, đang nhảy múa,ca hát hãy đưa nhạc cụ vào. Trong quá trình “làm quen” một cách tự nhiên này, có thể thay đổi nhiều loại nhạc cụ khác nhau để thấy rõ xu hướng của trẻ. Nếu trẻ kín đáo, trầm ngâm thì thử với nhạc cụ cổ điển (violin, piano…) hoặc nhạc cụ dân tộc (nhị, sáo, đàn bầu, …). Nếu trẻ tính tình hoạt bát, hiếu động, sôi nổi, thì thử cho trẻ tiếp xúc trước với các nhạc cụ hiện đại: organ, trống, …
 
Cho trẻ xem các DVD để trẻ nghe và thấy các nhạc công chơi nhạc. Sau khi trẻ cảm thấy tò mò,thích thú, muốn sử dụng, hãy dẫn trẻ tới tham quan một lớp học loại nhạc cụ đó hoặc đi xem trực tiếp các bạn biểu diễn. Đến khi trẻ tham gia lớp học, không nên cho học quá nhiều, chỉ khoảng 1-2 buổi trong tuần. Nếu một đứa trẻ không thích học mà bị bắt nép sẽ nảy sinh “tác dụng” ngược.
 
Kết luận: cha mẹ không nên bắt ép con học nhạc mà nên cho trẻ phát triển theo khả năng, sở thích của mình. Bản thân tôi cũng không tin rằng tất cả các hoạt động nghệ thuật đều cần đánh giá về tính hữu dụng của nó với người chơi. Bởi :" The sublimity of art is tied, after all, to its uselessness (cf. Dazed and Confused) ". Hơn bất cứ điều gì, tôi rất muốn cha mẹ định hướng, giúp đỡ trẻ tìm ra năng khiếu và sở trường của chính mình, dù có hữu ích với trẻ hay không thì bạn cũng nên để trẻ theo đuổi nó đến tuổi trưởng thành. 

  Tiến Đạt 
 
***********************************************************************************************
Faceboook: https://www.facebook.com/nhaccutiendat
Website chính: https://nhaccutiendat.vn


 
Giỏ hàng của quý khách 0

Hỗ trợ trực tuyến

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN PHÍA BẮC
Hỗ trợ bán lẻ
   Mr Tài   098 1174788‬
   Ms Diệp   090.321.6609
Hỗ trợ bán sỉ
   Ms. Huyền - Bán Sỉ   0904.82.1381
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN PHÍA NAM
Hỗ trợ bán lẻ
   Ms Oanh   0909 015 886
   Mr. Giang   0938.770.002
Hỗ trợ bán sỉ
   Ms Kim Oanh   0904.83.1381
  • Yamaha
  • Casio
  • Roland
  • Kawai
Đàn Guitar Hỗ trợ trả góp
Hỗ trợ trả góp