Cập nhật 24/5/2017 - 15:1
- Lượt xem
5823
Kinh nghiệm học Organ Keyboard đơn giản theo kiểu mì ăn liền
Phương pháp tự học đàn Organ cực đơn giản, thành công chỉ trong 4 tuần. Đây là chia sẻ của một thầy giáo chuyên dạy đàn Organ và Piano, cách viết, cách truyền đạt vô cùng dân dã, dễ hiểu. Vì vậy, Nhạc cụ Tiến Đạt xin phép được trích dẫn toàn bộ bài viết về chủ đề này để các anh/em đang muốn học đàn Organ tham khảo.
Nguồn bài viết : Face Quãng Ngọc Nguyên
Thưa các bạn ! Sau nhiều năm chinh chiến và lăn lộn tôi đã được học hỏi, giao lưu và cũng gặp không ít câu hỏi khá ấn tượng. Một trong những câu ấn tượng và gặp nhiều nhất là học thế nào, bắt đầu từ đâu. Để trả lời cho câu hỏi đó cũng có rất nhiều ý kiến rất hay và phong phú từ bạn bè, google và cả của tôi. Sau đây tôi xin tổng hợp và hệ thống lại để các bạn có hướng học hiệu quả và nhanh như úp mì nhé.
Làm cách nào để học keyboard theo kiểu mì ăn liền ?
À! câu hỏi này hay được anh em new bees thắc mắc đây. Nhiều bạn nghĩ : " Tôi già rồi, học sao được " hoặc " Tôi nhỏ quá khó tiếp thu " hay là " Tôi muốn học mà hông có tiền mua đàn " ...... Câu trả lời của Nguyễn Quang là : " Bạn có muốn học không?" . tôi trả lời bạn bằng một câu hỏi thì bạn chắc đoán được câu trả lời rồi. Chắc bạn lại than: " Thằng cha này lẫm cẫm quá, dạy không dạy, cứ luyên thuyên.
Học đàn nhưng cần có đam mê và trái tim. Vậy thì ta bắt đầu từ đâu nhỉ ? Dân chơi đàn thì thường được phân biệt ra làm hai loại ( thật ra có loại thứ ba nhưng tôi sẽ liệt kê sau ). Loại thứ nhất là loại nhập môn không có một nốt nhét lưng và loại thứ hai là loại biết chơi dụng cụ nhạc khác nhưng chuyển qua chơi Keyboard (giang hồ gọi loại này là loại có võ công nhưng thuộc môn phái khác) . tôi sẽ bắt đầu với các bạn mới nhập môn nhé.
TUẦN THỨ NHẤT:

"Đường vào binh có trăm lần Rô có vạn lần Chuồn ". À lại lãm nhãm gì đây rồi ? Không , đang nhẫm trong bộ bài có đỏ có đen vậy thì nó có liên quan chi tới Keyboard ? Dạ có chứ , bạn có thấy giàn phím trên keyboard nó có màu đỏ và mầu đen đúng không ? Không đúng, nó có mầu trắng và màu đen mới đúng.
Trời , keyboard 61 phím , piano tới 88 phím ( mấy hảo thủ
đàn piano chắc nhớ giỏi hơn dân keyboard hay sao ấy nhỉ ?) sao nhiều quá , làm sao nhớ cho hết . Đi nhậu cho rồi , kêu thằng bạn nó đánh đàn lên cho mình hát cho nó khỏi rách việc . Dạ , đừng nóng , bạn nhìn kỹ lại đi trên bàn phím đi , nó có 2 phím đen rồi lại 3 phím đen . Bạn cứ hình dung ra chuyện ăn nhậu là cứ đôi đũa rồi lại đến cái nĩa cứ vậy mà nó lặp đi lặp lại . Dưới cái đen là cái trắng . Dạ tôi đang nói 100% về đàn đấy ạ . Cái phím trắng phía trước cái hai phím đen là nốt Đồ hay là C . Những cái phím trắng ( nhớ là phím trắng nhé ) tiếp theo là Rê (D) , Mi (E) , Fa (F) , Sol ( G) , La ( A) , Si (B) và cứ thế nó lặp đi lặp lại cho tới vô cực .
" Té ra cũng dễ nhẩy ? Thế thì cây đàn cả ngàn nốt tớ vẫn chơi tất đấy chứ lị " . Dạ tùy bạn . Phần tôi thì loanh quanh 7 nốt tôi học muốn ná thở luôn . OK Salem , nào đưa tay lên bàn phím ta bắt đầu . Đối với tôi là dân học võ rừng thì có chiêu nào đánh chiêu đó có nghĩa là bạn để tay như thế nào cũng OK . Ngón nào ở đâu cũng được miễn sao bạn đánh lên xuống Đồ Rê Mi Fa Sol La Si một cách ngọt ngào đều đặn là được . Mới lần đầu thì đánh bằng tay phải , sau đó thì đánh bằng tay trái và sau khi phải trái thông đồng tư tưởng thì ta nên chơi hai tay cùng một lượt nào . Đó bạn thấy chưa , học keyboard đâu có khó . Tới đây là coi như hết tuần thứ nhất . Đi nhậu đi . Trước khi đi nhậu nhớ ghé tiệm sách mua quyển nhạc lý cơ bản nhé hoặc là tìm trong tàng kinh các google Chọn bạn nhậu mà chơi nhất là chọn thèng biết đánh đàn.
TUẦN THỨ 2 :
Sau khi nhậu đã đời trời mây rồi bạn nhận ra một điều là mấy thằng bạn nhậu nó đâu có đàn như mình . Sao cứ từng tưng tứng 7 nốt hoài . Bà xã , ông xã , bạn trai , bạn gái ... của bạn lâu lâu lại trợn mắt đòi hát theo bài " Đập Vỡ Cây Đàn " . Ừ đúng thật , cứ 7 nốt mà đàn mãi thì chán quá . Gõ trán nhớ lại cái đám bạn nhậu thì thấy chúng nó nói tới cái gì đó gọi là hợp âm . Vậy hợp âm là gì ? Hai hay nhiều nốt đàn cộng lại thì thành hợp âm . Nói thế thì dễ quá ai làm không được ?
Dạ đúng bạn làm cái gì cũng được nhưng chưa chắc cái gì làm bạn cũng được . Thế thì hợp âm dùng để làm gì ? Bạn có thấy khi cả một hội trường vỗ tay không . Tiếng vỗ tay nó nghe vui tai vì có nhiều bàn tay khác nhau vỗ . Bàn tay nhỏ , bàn tay to , bàn tay mềm , bàn tay cứng , và có khi có cả những bàn tay cụt hết mấy ngón . Tựu chung lại thì nghe nó vui nhẩy . Hợp âm cũng vậy .
Bạn lại nói : " Rỏ vớ vẩn , đàn là đàn , vỗ tay là vỗ tay . Đàn cần học , vỗ tay đâu có ai cần học " . Lại nóng rồi . Nầy nhé tục ngữ có câu : " Đông Tay vỗ nên kêu " . Một hội trường ít nhất cũng là khoảng 6-7 người vỗ tay mới hay chứ một người nói hoặc hát xong rồi có một người kia vỗ tay chả khác nào tra tấn . Bây giờ bạn mới chợt hiểu ra rằng ta phải cần có nhiều hợp âm chơi mới hay.
Thế thì trên cây đàn có bao nhiêu hợp âm ?. Không nhiều lắm đâu , khoảng chừng : 5 triệu 7 trăm ngàn hợp âm thôi. Chính xác là 5,764,801 hợp âm . Bạn lại la : " Giởn mặt ? Mấy triệu hợp âm chơi cho ma sao cần nhiều thế ? " Chính xác ạ . Không cần nhiều đến thế . Vậy cần mấy hợp âm mới chơi đàn lấy le với thèng hàng xóm được ? Bạn chỉ cần 6 hợp âm là đủ rồi . Trong đó có 3 đứa trưởng và 3 đứa thứ . Đó là : Đô Trưởng (C ) , Fa Trưởng (F) , Sol Trưởng (G) và La Thứ (Am) , Rê Thứ (Dm) , Mi Thứ (Em) . Bạn nên nhìn cho kỹ tôi viết hợp âm thứ có thêm chữ m nhé cho nó dễ phân biệt .
Ối ! thế này là chết rồi . Bạn nhủ thầm : " Thèng cha này nói lang bang quá . Mới lúc nãy nói hợp âm là hai hay nhiều âm hơn hợp lại , bây giờ đưa 6 hợp âm ra mà chả có nốt nào hợp theo " . À chí lý , tính ra bạn giỏi hơn tui về phần nhận xét . Trong 6 hợp âm ở trên , với hợp âm trưởng , nốt đầu tiên sẻ là nốt chủ âm , bạn bắt đầu với nốt này và đếm lên 4 phím kể cả phím màu đen nhé , dừng lại và đếm tiếp lên 3 phím nhớ đếm phím màu đen vào và dừng lại ( Main -4-3 ) thế là có một hợp âm trưởng . Thí dụ nhé : C Trưởng đếm lên 4 là E thêm 3 nửa là G . Tạo thành hợp âm C trưởng có nốt C-E-G . Dễ quá , sao bạn còn đợi gì mà không làm luôn mấy hợp âm trưởng còn lại . Bây giờ tới phần thứ nhé . Nó cũng giống y chang như phần trưởng bạn chỉ việc đếm phần đầu 3 thêm phần cuối là 4 bậc thế là xong . ( Main -3-4) . Thí dụ như Am thì có A đếm lên 3 là C đếm lên 4 là E . Tạo thành hợp âm thứ Am có nốt A-C-E . Bạn nhìn thử bản hợp âm phía dưới cho nó dễ theo dõi nhé . Chú ý cái hợp âm trưởng nó viết là chữ Major và thứ là Minor nhé .
Khó khăn quá , chạy tới chạy tới chạy lui mãi đếm chắc chết . Hừm chưa chắc , trong một hợp âm thứ tự như thế nào không phải là vấn đế miễn sao bạn có đủ các nốt trong một hợp âm là OK ve-ri-gút . Nhức đầu quá phải không ??? Ừ tôi cũng nhức đầu quá . Ra làm vài vại bia cho nó bớt căng thẳng . Vứt mợ nó cây đàn cho thèng anh rể nó làm chi thì làm . Hẹn gặp bạn tuần thứ ba.
TUẦN THỨ 3.......................................
Hôm qua đi nhậu về thấy bạn đang chơi đàn trong quán nhậu với mấy người bạn . Định tạt vào làm ké mấy chai nhưng thôi . Không phải là vì " Người điên không biết nhớ và người say không biết buồn " , nhưng là vì thấy bạn chơi đàn hay quá cho nên chờ bạn tỉnh hẳng khuyên . Lúc đó nhào vào dạy đàn chẳng khác nào mang họa vào thân . Thôi thì coi như bây giờ tỉnh rượu rồi ta bắt đầu tiếp tuần thứ ba nhé .
Thật ra bạn chơi đàn hôm qua tôi thấy hay đấy chứ . Bạn bè gõ chén lóc cóc hát theo hay quá rồi còn gì . Vậy thì học làm quái gì nhiều . Hai tuần là đủ đi bắt lợn rồi . Thưa bạn chưa chắc là vậy . Lợn thời buổi này nó thuần chủng rồi . Không phải là lợn rừng đâu ạ . Thế bạn lại hỏi : " Nốt biết rồi , hợp âm biết rồi coi như võ công thiên hạ tui nắm trong tay " . Dạ đúng mà không đúng . Hôm qua thằng bạn của bạn đang hát bài vui như tết thì bạn đánh nghe như vợ chồng nó sắp ly dị . Bài " Chim Đa Đa " thì tôi nghe mang máng giống bài " Chim La Bamba " . Thôi thì đánh thế nào chả được , có nhạc là hay rồi . Nhưng lương tâm nghề nghiệp của tui hông cho bạn làm vậy ( chổ này thì tui làm bộ nghiêm túc chút xíu ) . Vậy có gì sai trong vấn đề chơi nhạc của bạn . Không sai nhưng cần chỉnh lại .
Một bài nhạc cần có tông ( tone ) . Vậy có bao nhiêu tông trong một bài hát ? Thưa thường thì chỉ cần một tông cho một bài . Vui thì ta dùng tông Trưởng , buồn thì ta dùng tông Thứ . Vui buồn lẫn lộn thì ta trộn chung thứ và trưởng như thịt ba chỉ vậy . Nếu bạn đã tỉnh rượu thì nhớ lại tuần thứ hai tui nói gì nào ? Chỉ cần học sáu hợp âm thôi đúng không ? Trưởng thì có C , F G . thứ thì có Am , Dm , Em . Bạn lại hỏi lúc nào và khi nào thì bạn bỏ hợp âm vào cho đúng lúc ? Thưa bạn đường đời muôn vạn nẻo . Nhưng nẻo đường hay nhạc Việt Nam thường kết thúc bằng hợp âm chủ . Bạn cứ bắt đầu bằng hợp âm chủ và kết thúc bằng hợp âm chủ là OK . Ở giửa thì cứ chảng đại vào vì tôi không chịu trách nhiệm cái khoảng ở giửa này . Nó lắm chuyện đời lắm lắm .
Trở lại bài học nào .
Trong một tông cần một hợp âm chủ và một số hợp âm phụ . Điển hình như :
-
Tông Đô C trưởng có C là hợp âm chủ và F , G là hợp âm phụ .
-
Tông La thứ Am có hợp âm Am là chủ và Dm , Em là hợp âm phụ .
Bạn lại bắt đầu than : " Lỡ đứa nào nó chơi cắc cớ , nó hát bài tông lạ hoắc làm sao chơi . Rắc rối quá làm sao nhớ hết ? " . Dễ ẹc ! . Này nhé trời sinh ra chúng ta có bàn tay và có ngón tay dùng để làm nhiều việc . Nói về khía cạnh học nhạc thì nó để đếm ( khía cạnh khác thì bạn tự tìm hiểu nhé ) . Bạn bắt đầu bằng hợp âm chủ đếm lên 4 là phụ âm rồi 5 cũng là phụ âm thế là xong ( Main - 4-5 ) . Thí dụ như Tông C ( Đô) là 1 đếm lên 4 là F(Fa) và kế bên là G(Sol) . Công thức này sẻ áp dụng cho cả các tông trưởng còn lại và cả tông thứ nửa . Bạn làm ơn thử với mấy tông còn lại nào , đây là bài tập nho nhỏ cho bạn trong tuần này nhé .
Vậy là coi như bạn biết đàn rồi . Chả cần chi tới tuần thứ Tư . Phần tô , tôi biết chắc bạn sẻ quay lại và mắng tôi cho tôi một trận vì bạn nghĩ : " Thèng cha này chắc chắn giấu nghề . Bảo học 4 tuần mới xong ai ngờ ba tuần là hén lấy học phí chuồn mất " . Thôi thì nếu bạn không coi giáo trình của tôi vô bổ thì hẹn bạn tới tuần thứ tư . Chúc bạn khỏe tay chắn , nắn tay đàn .
TUẦN THỨ 4
Quả thật bạn đã quay lại và mắng cho tôi một trận tơi bời . Nếu bạn đọc lại câu kết luận tuần thứ ba của tôi thì bạn ắt thấy tôi đã nói với bạn là " Khỏe tay chắn , nắn tay đàn " đúng không nào ? Chắn đây là chắn cà chua và trứng đấy . Tôi cũng từng bị cho nên tôi hiểu nổi khổ của bạn . Thế chúng ta đã làm gì sai nào . Có hai điều: Thứ nhất là bạn mượn cây đàn của thằng bạn về đàn . Thứ hai là bạn chưa bao giờ hát qua Karaoke mà dám đánh nhạc sống . Bạn lại lại hỏi làm sao tôi biết chứ gì ? Dễ ẹc . Này nhé bạn nếu bạn coi qua phim " Ngọa Hổ Tàng Long " rồi thì bạn biết cây Bảo Kiếm có thể đánh thắng nhiều đối thủ mặc dầu nó ở trong tay người có võ công dở ẹc . Đàn cũng vậy bạn cần có cây đàn mới biết học đàn đúng không nào . Không lý nào cứ cầm cây củi mà phang suốt . Thế bạn lại hỏi : " Biết rồi , khổ lắm , nói mãi . Chỉ cho tôi cây đàn nào tôi mua về đàn coi " . Dạ cũng khó nói lắm , ít tiền thì mua đàn dùng qua , nhiều tiền thì mua đàn xịn mới ra lò cho thèng hàng xóm nó tức .
Nhưng đối với anh em học đàn để lấy le như chúng mình đây thì nhất định trong cây đàn phãi có chức năng Auto Accompany và Transpose . À thì ra vậy . Mua đàn về rồi thì làm gì nào ? Nhớ lại tôi nói là chúng ta cần học chỉ 6 hợp âm ( gam ) thôi đúng không nào ? . Trưởng thì có C , F , G thứ thì có Am, Dm , Em . Nào ta bắt đầu bằng một bài hát thật dễ ( chà không gì dễ bằng mấy bài nhạc sến Bolero , Rhumba , Slowrock với tông Am và những bài Cha Cha Cha với tông C ) . Bấm chức năng Auto Accompany lên và vô tư cho hợp âm bằng tay trái vào . Tay phãi làm gì nhỉ ? Cho vào túi quần cho nó đở vướng . Không tay phãi thì đàn theo từng tứng tưng cho vui .
Lâu lâu cho thêm hợp âm hay gam số 7 ( Main 4-3-3 ) vào đó G7 hay là E7 đó tùy tông nhé .
Đây là thí dụ Bài Thánh Ca Buồn . Bài này bạn cứ dùng Slowrock phang vào và nhìn theo các hợp âm đơn giản phía dưới mà tập nhé :
Bài Thánh Ca Buồn
C________ G ___________ C
Bài thánh ca đó còn nhớ không em
________ Am____________ C
Noel năm nào chúng mình có nhau
____________Dm
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt
___________G ______________ C
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
____________ F ____________ G
Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân
____________ G_______________ C
Cùng nhau qùy dưới tượng Chúa cao sang
__________Am____________C
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau
____________ Dm
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa
____________G____________ C
Khẽ hát theo câu đêm thánh vô cùng
__________ G____________C
Ôi giọng hát em mênh mang buồn
C____________________ G
Rồi mùa giá buốt cũng qua mau
__________________C
Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu
________F_______________C
Rồi một chiều áo trắng thay màu
_______Dm____________C
Em qua cầu xác pháo bay sau
__________________________ Dm
Lời nguyện mình Chúa có nghe không
________G____________C
Sao bây giờ mình hoài xa vắng
___________________________Dm
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian
________G7 _____________ C
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu
_______ _______G _______ ___ C
Rồi những đêm thánh đường đón Noel
_______ _______Am _______ _____ C
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu
_______ _____Dm
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối
_________ G _______ _____C
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn
_______ ____G7 _______ _____C
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi
Tình lỡ cách xa - Mỹ Tâm
[Am] Một mùa thu [C] qua có [Dm] em bên giấc [Em] mộng,
[Am] Tình hồng chưa [C] phai cớ [Dm] sao em lại [Em] xa
[Am] Từ ng chiếc lá nhẹ [C] rơi đường [Dm] phố vắng buồn [Am] tênh
Người ra [F] đi khúc biệt [Em] ly rất [Am] buồn.
[Am] Lời nào cho [C] anh phút [Dm] giây ta ấm [Em] nồng
[Am] Tình hồng như [C] mơ có [Dm] em yêu mình [Em] anh,
[Am] Giờ phút cuối nhẹ [C] trôi đường [Dm] phố vắng mình [Am] em
Người quay [F] lư ng giấc mộng [Em] xưa úa [Am] tàn.
Trời mưa [F] tuôn ngoài đêm [G] vắng nhớ [C] em
Bàn tay [F] anh bao khát [G] khao đợi [Em] chờ.
Người [Am] đã đến với [Em] anh thì [F] mãi mãi có [C] nhau
Dù [F] cho bao tháng [G] năm có [C] trôi đi vào quên [Em] lãng.
Tình [Am] lỡ nếu cách [Em] xa thì [Dm] mãi mãi nhớ [Am] nhau
Bao câu [F] hát chỉ [G] yêu một [Dm] người là [Em] em [Am] thôi.
Ô hay quá nhỉ thế là bạn biết đàn như dân pro rồi . Phần còn lại cho bạn thực tập tiếp theo là bạn phải biết con người sinh ra vốn không ai giống ai . Đàn ông khác đàn bà , người già khác người trẻ , người giàu khác người nghèo và quan trọng nhất là có người hát cao và có người hát thấp . Chức năng Transpose sẻ giúp bạn hóa giải sự khác biệt này .
Trăm hay không bằng tay quen . Hình như câu " Đẽo cày giữa đàng " chỉ đúng cho tất cả trường hợp ngoại trừ trường hợp học đàn . Càng học lóm được bao nhiêu tay nghề càng phát triễn , càng học từ nhiều người bao nhiêu càng tốt . Khi đàn khá lên rồi biết đâu bạn sẻ trở lại và hỏi thêm về những tông và hợp âm khác với các nốt đen trên bàn phím . Nếu có bạn quay lại và tham vấn về các nốt này thì hạnh phúc cho tôi biêt bao nhiêu vì tôi dám chắc là bạn đã thành công trong bước đầu học nhạc . Chúc bạn mã đáo thành công.
Một lần nữa, Tiến Đạt cảm ơn tác giả rất nhiều. Chúc anh sẽ có thật nhiều trò giỏi.
Đại lý chuyên phân phối sỉ - lẻ đàn cho các cá nhân, dự án trường học
Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt chuyên cung cấp cho các dự án mua đàn Organ, đàn Piano, đàn Guitar.... cho trường học, trung tâm đào tạo nhạc. Đáp ứng nhanh các đơn hàng mua đàn Organ số lượng lớn.
Phân phối các loại đàn Organ, đàn Organ giá rẻ, miễn phí vận chuyển trong nội thành Hà Nội và TPHCM. lắp đặt tận nơi sử dung. Hàng mới chính hãng 100%. Bảo hành theo tiêu chuẩn của hãng. Có được giá và hỗ trợ tốt nhất, hãy gọi ngay cho bộ phận hỗ trợ bán hàng:
Nếu bạn muốn mua đàn Piano Nhật Bản đã qua sử dụng và tham khảo giá mời bạn bấm vào
ĐÂY. Liên hệ ngay để có giá tốt nhất.

Nhạc cụ Tiến Đạt nhận kỷ niệm chương dành cho đại lý bán hàng xuất sắc nhất do Yamaha trao tặng
Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý độc quyền của thương hiệu
VALOTE HANDMADE GUITAR, đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar,
đàn Ukulele, trống cajon ,
đàn Piano cũ của Yamaha, Kawai và nhiều thương hiệu khác.... Nếu bạn có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn về nhạc cụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.
Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.