Cập nhật 8/1/2016 - 14:24
- Lượt xem
46640
Nhạc công và muôn nẻo những kinh nghiệm vào nghề
Đệm đàn Organ là một trong những hoạt động nghệ thuật đang được giới trẻ rất thích thú và nhiều người theo đuổi. Đến với nghề đã khó nhưng để thành công còn khó hơn.
Nghề đệm hát hay còn được một số anh em nhạc công Việt Nam gọi đùa là nghề “Bắt lợn” – một cách gọi hơi thô tục nhưng rất tếu và hài trong giới làm nghệ thuật. “ Nhạc công Việt Nam “bắt lợn” thuộc loại hàng đầu.... thế giới”- Đó là nhận định vui của một nhạc công trên diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm đệm hát dành cho các nhạc công Keyboard (organ). Có thể nói đây là nhận định khá độc đáo, không hẳn nói về tất cả mọi nhạc công nhưng cũng phần nào nói lên thực trạng âm nhạc Việt Nam và chuyện bi hài xoay quanh nghiệp cầm ca – đệm hát.

Có lẽ rất nhiều người thắc mắc tại sao lại gọi đệm đàn là “ Bắt lợn” ?. ''Bắt lợn" có nghĩa là chúng ta đi đệm hát cho những người không biết về thẩm âm tiết tấu mà chỉ biết hát theo bản năng hoặc ngẫu hứng. Đúng hơn là biết hát mà không biết "nghe". Khi đó mình phải chỉnh tone + tempo mệt đứt cả hơi nên cũng giống khi mình đi bắt lợn đó bạn. - thành viên quanorgan1986 trả lời.
Vậy đuổi theo như thế nào để không bị sai tông, sai nhạc? Điều này ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng đào tạo nhạc, bởi kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế và bởi sự học hỏi không ngừng nghỉ của các nhạc công.
Theo thống kê: Con số học sinh tốt nghiệp
âm nhạc ở mọi cấp độ tại Việt Nam trong những năm qua không dưới năm con số, nhưng số lượng những người này xây dựng sự nghiệp thành công không quá mười đầu ngón tay (Chi tiết xin tham khảo tại trang web hội nhạc sỹ việt nam – vnmusic.com). Vậy những người chưa thành công hoặc không thành công thì họ đi đâu? Phục vụ nhạc đám cưới, phòng trà, chạy show cho các chương trình biểu diễn nhỏ lẻ...và bỏ nghề là hiện thực mà những học sinh, sinh viên phải chấp nhận khi bước chân ra khỏi trường đào tạo nhạc.
Muôn nẻo những kinh nghiệm vào nghề.
1. Sôi động và hài nhất là đệm đàn cho đám cưới
Khi đệm đàn cho đám cưới, nhạc công không cần đệm đúng hoàn toàn cũng không cần đúng nhịp. Bởi đa số những người lên biểu diễn là người không chuyên, hát theo ngẫu hứng, quan trọng nhất để thành công khi đệm đàn đám cưới là “đuổi kịp theo người hát” – nhạc đuổi theo lời.
.jpg)
Đệm đàn cho đám cưới là cả một nghệ thuật mà không phải người nghệ sĩ chuyên nghiệp nào cũng có thể làm được (ảnh: minh họa)
Bởi vậy, mới có những ngón nghề khi
Keyboard organ không thuộc lời và nhạc bài hát. Thành viên có tên “midi2657” chia sẻ:
“Kinh nghiệm của mình nè,mới đâu bài nào hông biết thì hông đánh,nhưng sau này toàn bài hông biết nên cứ phải đánh mò, đa số là SlowPop, Ballad, nhờ hát câu đầu cho nghe thử là xác định được tone, Sty..Gặp khách nào khó tính, cần giống y chang đĩa gốc thì
1:Kêu khách đổi bài,
2:Để yên cho khách đi xuống.
3:Vờ nổi giận mắng nó : "em hát đám cưới mà chọn mấy bài tan vỡ chia ly này ông bố cô dâu mắng anh thì sao? Đổi bài khác đi (xin thưa nhạc bây giờ trên 50% là chia ly,tan vỡ)".
4:Để râu giống mình bọn nó nhìn nó sợ không dám kiếm chuyện nếu mình không thuộc bài.
Tóm lại mình dùng cách thứ 3 thường xuyên.”
Một nhạc công khác cũng rất “chuyên” và xử lý nhanh với những tình huống dở khóc dở cười :
“ Đi chơi nhạc đám cưới mà gặp phải bài mình không biết thì quả là gian nan, tốt hơn nên bỏ thời gian nghe thật nhiều, tập luyện công phu, bài nào nghe qua là có thể đánh lại đựợc hết. Cái này cần phải kiên trì và chịu khó. Có lần bọn mình gặp một cô ca sĩ miệt vườn báo bài mà nghe xong cả bọn ngẫn tò te nhìn nhau. Bỗng có một tên trong nhóm nói " chấp em hát trước ", cô cất cao giọng vi vu cả bọn mò mẫm đi theo, tên trống theo trước còn lại cứ phan vô nếu phát hiện được thứ gì trong ấy. Thấy thật vui nhưng nếu phục vụ chuyên nghiệp mà cứ thế này thì chẳng ai rước.” – tên trong diễn đàn “nguonsusuong”.
Và chuyện thường ngày khi đệm đàn cho đám cưới là nhạc không thể đuổi kịp người hát:
Em thấy các bác bàn luận sôi nổi quá, quả thật đệm organ ko dễ như em nghĩ. Em cũng chỉ mới vào nghề thôi. Nhớ hôm đi show lần đầu, gặp người đòi hát bài tình yêu của tôi, em bảo hát 3 câu để lấy tông, mà nó chả thèm hát. Đã thế còn bảo: em hát ở giọng Am anh a. Em tưởng thật chơi Am cho khách........ai ngờ..... hát ko nổi, phải chơi về F#m mới tạm ổn. Nhưng đoạn điệp khúc nó lại hát ở Cm, còn kết bài thì nó về Dm....,hic hic...chắc em gà quá. - "quanorgan1986" ( đã sửa một số từ nhạy cảm)
Vì vậy, chơi nhạc đám cưới ngoài kĩ năng đệm đàn cơ bản cũng cần có những tiểu xảo để “ứng biến làm sao cho khách hát không hay cũng thành hay”.
2. Khó đỡ nhất là chạy show cho các chương trình âm nhạc quy mô nhỏ hoặc phòng trà
Chơi trong phòng trà và những chương trình âm nhạc quy mô nhỏ thì người đệm đàn organ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vì ở đây có những người chỉ hiểu sơ qua về âm nhạc, có những người được đào tạo bài bản và cũng có những người không biết gì nhưng vẫn cố tỏ ra mình biết. Để đệm đàn trong những chương trình này,
Keyboard (organ) cần có kĩ thuật và kinh nghiệm lâu năm mới có thể ứng phó được những pha “không biết nên cười hay nên khóc”.
(6).jpg)
Khi không biết bài hát rất nhiều nhạc công chọn cách “nước đến chân mới nhảy” :
“Mình có kinh nghiệm khi đệm cho người mà mình chưa biết bài hát, cũng như chưa biết họ hát thế nào, thì nhìn vào mặt họ, nhất là miệng. Khi họ vừa mở miệng thì mình cũng đàn là vừa” – olman. Tuy nhiên, cách này chỉ hợp với những người đã quen phím và không cần nhìn đàn, chỉ nhìn ca sĩ hát, đối với những người chưa quen thì rất dễ bị nhầm nốt.
"Nguy hiểm" và dễ bị ăn mắng nhất là đệm đàn trong các cửa hàng, khách sạn & quán nhậu. Bài học xương máu của thành viên Thaikeyboad:
Uhm...nói như các bạn nghe cũng có lý. Hồi đó tới giờ mình chưa bao giờ mở to GIAI ĐIỆU lên khi nghe người ta hát lạc Tone lung tung. Mình cứ để bình bình mà chạy theo họ, họ dẫn mình xuống ruộng thì mình cũng theo xuống ruộng.....Họ kéo mình lên núi thì mình cũng ráng bò lên núi cho họ vui... hhìiihhiihhii.
Vì có vài lần họ hát sai nhiều quá mình ngưng đàn không đánh gì hết thì mình bị họ chửi và mọi người cũng chằm chằm để mắt nhìn mình. Nếu trong nhóm nhậu, nhiều người hiểu chút đỉnh về nhạc thì họ biết là người hát bị sai, còn gặp nhiều người không biết nhạc , trong lúc ăn nhậu nữa, họ cứ cho là thằng đàn không đánh theo được người hát là thằng đàn bị sai. hehehheh. ( bó tay )
Tuy có nhiều khó khăn nhưng đệm
đàn Organ cũng mang lại những trải nghiệm và kiến thức mà không trường lớp đào tạo âm nhạc nào dạy được. Minkinyeu tâm sự:
Nhân tiện kể cho anh em nghe một câu chuyện: Vòng loại Sao Mai 2007 ở chỗ mình (không ghép nhạc,vòng 2 mới ghép với band) có một thí sinh lên thi quay sang nói với mình : Anh đệm cho em bài Nhánh lan rừng, mình vui miệng hỏi : em hát giọng gì? Thí sinh trả lời : Em hát giọng Đan Trường...!...!
Vào vòng 2 có một người hát bài "Tình Bác sáng đời ta" và báo gam với ban nhạc là hát giọng Đô giáng thứ, anh em mình phối bản nhạc Hm rồi đánh mà nó nhất định không hát, còn vặn lại: em hát Cbm sao các anh đánh Hm, mình phải bảo nó là đàn của bọn anh không có nốt Cb,nếu chuyển để chơi đúng Cbm bọn anh phải lên lại dây đàn Guitar, nhưng thế chỉ phục vụ được mình em thôi, mà bài trước em hát F#m thì làm sao bọn anh lấy dây đàn kịp, vậy nên nếu em muốn hát Cbm thì gọi bọn Dàn nhạc Giao Hưởng nó đánh cho, còn bọn anh chỉ đánh Hm thôi. Cuối cùng nó mới đồng ý, nhưng làu bàu suốt, đến khi được giải nó nói là tại ban nhạc đánh Hm, chứ đánh Cbm thì nó đạt giải cao hơn..!!!! Lúc này mình mới hỏi chuyện thì biết nó học Thanh Nhạc ở ...một trường nhạc chuyên nghiệp(xin được giấu tên), hỏi nó tại sao em hát Cbm, nó bảo bài này viết ở Cm, em hát lùi xuống nửa tông thì là Cbm còn gì...! Ban nhạc suýt ngất...xỉu vì lúc trước tưởng VN mình mới có một ông Mozart tái thế...!.......!......!
3. Đệm hát trong chương trình lớn cũng nhiều thử thách
Những người đã thành công và có kĩ thuật đệm
đàn Organ giỏi thường hoạt động trong các chương trình ca nhạc lớn. Không vì thế mà áp lực và thử thách giảm đi vì càng lên cao thì người nghệ sĩ càng cần phải phấn đấu. Chỉ cần một bước “sẩy chân” hoặc chọn sai tông cũng có thể phá hỏng hoàn toàn chương trình biểu diễn.
Tuy nhiên, không có một nghề nào mà không có thử thách khó khăn. Vấp ngã để trưởng thành hơn, vấp ngã để biết mình còn phải nỗ lực như thế nào mới trở thành tay đệm đàn chuyên nghiệp. Có một định nghĩa về sự chuyên nghiệp mà
Tiến Đạt rất tâm đắc: “Người chuyên nghiệp tập cho đến khi không bao giờ hỏng, kẻ nghiệp dư tập đến khi chơi được”. Nếu người chuyên nghiệp nào thực sự hiểu câu nói này thì luôn phải đặt mình vào tư thế của người nghiệp dư bởi vì cái đích “không bao giờ hỏng” chỉ đạt được khi họ không bao giờ chơi nữa!.
Dù có muôn vàn khó khăn nhưng chúng tôi hi vọng những nghệ sĩ theo nghiệp cầm ca sẽ không bao giờ từ bỏ đam mê và nhạc cụ Tiến Đạt chắc chắn sẽ chắp cánh cho những niềm đam mê ấy.
Tiến Đạt (Tổng hợp)
Nguồn: vianhem.com