Cập nhật 8/1/2016 - 14:26
- Lượt xem
20540
Cách sử dụng Pedal trong đàn organ yamaha
Pedal được coi như “linh hồn” của cây đàn piano nhưng cũng là một trong những phụ kiện quan trọng của đàn Organ. Nếu sử dụng đúng cách nó có khả năng tạo ra các âm thanh mượt mà, êm dịu làm rung động lòng người
Tuy nhiên việc xác định thời điểm để sử dụng Pedal không phải đơn giản. Ngay kể cả những nhạc công chuyên nghiệp cũng không đồng nhất quan điểm trong quá trình thể hiện tác phẩm.
Đàn Organ Yamaha Psr S950
Tiếng Piano trên Organ chỉ là một tiếng nhạc cụ như những tiếng nhạc cụ khác. Trên Organ cũng có nút tạo tiếng vang (sustain). Tuy nhiên tiếng vang đó là vang không chủ động (tất cả các nốt đều vang). Điều này khác hẳn với việc sử dụng Pedal vang cắm bên ngoài. Nếu nhìn phía sau đàn chúng ta sẽ thấy có các cổng để cắm Pedal vang tuỳ theo đàn mà có tên gọi sustain hoặc foot pedal hoặc foot switch.
Có thể nói Pedal là linh hồn của tiếng đàn Piano, nếu chơi kiểu đệm Piano trên Organ mà không biết sử dụng Pedal thì hiệu quả sẽ rất kém. Nếu sử dụng pedal đúng cách thì tiếng đàn sẽ "mượt" và sâu hơn, nghe dày hơn.
Có rất nhiều các bạn nhạc công chỉ biết đệm Organ mà không biết tới tính năng và kỹ thuật đệm kiểu Piano nên cũng không biết tới cái Pedal này
Với các loại đàn organ yamaha từ 1000 trở lên thì sẽ có 2 lỗ cắm pedal. Nhiều bạn chỉ biết là pedal dùng làm chân vang giống đàn Piano, tuy nhiên nếu biết kết hợp thì pedal có thể làm được rất nhiều tiện ích hỗ trợ cho việc chơi, học và biểu diễn đàn organ.
1. Cách vào Fedal function:
· Cách 1: Bấm[FUNCTION] → [D] CONTROLLER → TAB [E][F] FOOT PEDAL
· Cách 2: Bấm Direct access rồi nhấn vào Pedal
2. Các chức năng có thể có là:
- ARTICULATION 1/2 (PSR-S910)
- VOLUME*
- SUSTAIN
- SOSTENUTO
- SOFT
- GLIDE
- PORTAMENTO
- PITCHBEND*
- MODULATION*
- MODULATION (ALT) (Organ Yamaha PSR-S910)
- DSP VARIATION
- HARMONY/ECHO
- VOCAL HARMONY (Organ Yamaha PSR-S910)
- TALK (Organ Yamaha PSR-S910)
- SCORE PAGE +/-
- LYRICS PAGE +/-
- TEXT PAGE +/-
- SONG PLAY/PAUSE
- STYLE START/STOP
- TAP TEMPO
- SYNCHRO START
- SYNCHRO STOP
- INTRO 1–3
- MAIN A–D
- FILL DOWN
- FILL SELF
- FILL BREAK
- FILL UP
- ENDING1–3
- FADE IN/OUT
- FINGERD/FING ON
- BASS
- BASS HOLD
- PERCUSSION
- RIGHT 1 ON/OFF
- RIGHT 2 ON/OFF
- LEFT ON/OFF
- OTS +/-

3. Muốn chuyển tiếng bằng Pedal?
Trước tiên muốn chuyển tiếng thì bạn phải lưu những tiếng cần chuyển vào Registration Bank (chọn và chỉnh tiếng xong thì nhấn memory + nút bank mình lưu (1 ~ 8)). Sau đó bạn cắm pedal vào đàn. Nhấn nút Direct Access + đạp pedal một cái rồi nhả ra.
Trong hộp thoại Controller vừa hiện ra, phần pedal 1 và pedal 2 bạn không cần quan tâm, vì bạn đạp pedal nào nó sẽ hiển thị tương ứng với pedal bạn vừa nhấn.
Bạn để ý khung phía dưới có các giá trị như Volume, sustain, portamento, v.v... Bạn xoay bánh xe Data entry để danh sách chạy xuống tới 2 giá trị là Regist (hoặc Registration) + và Regist -. Tốt nhất là bạn nên thiết lập 1 pedal là regist +, và một pedal là regist - (nếu bạn có 2 pedal). Còn không thì bạn có thể chọn 1 trong 2 giá trị trên. (regist + là khi bạn đạp pedal thì từ nút memory bank số 1 sẽ chuyển lên thêm, 1~2, 2~3, v.v... và regist - cũng thế nhưng với chiều ngược lại).
Sau khi thiết lập xong bạn nhấn nút exit và có thể thử những tuỳ chỉnh trên của mình.
Ngoài ra bằng cách vào hộp thoại controller trên bạn có thể sử dụng được rất nhiều chức năng hiệu ứng khác dành cho pedal, như glide (xài cho guitar điện, nhưng thường những ai chơi chuyên rồi thì thích dùng pitch bend hơn), portamento (hiệu ứng kéo tiếng giữa 1 quãng khi chơi synth lead (giống như tiếng synth chơi ở chế độ mono), hoặc dùng để chuyển variation của style, v.v.....
4. Chú ý khi sử dụng pedal
- Các chuyển động linh hoạt của chân là yếu tố quyết định đến sự thành công của kỹ thuật bàn đạp khi sử dụng pedal trong đàn organ. Sử dụng những chuyển động nhẹ sẽ giúp bạn tránh lỗi nhịp và sai kỹ thuật đạp. Khi không cần sử dụng pedal để chơi, bạn nên đặt bàn chân ở một vị trí thoải mái nhất nhưng cũng sẵn sàng nhất để chơi những nốt nhạc tiếp theo.
- Nhấn bàn đạp pedal với tất cả các ngón chân, nhưng không nên duỗi thẳng. Bạn hãy luyện tập để giữ cho mắt cá chân linh hoạt như cổ tay trong khi chơi đàn Piano
- Nên thực hành kỹ thuật bàn đạp với các vị trí chân trong khoảng thời gian khác nhau cho đến khi bạn đã quen và có thể điều chỉnh bàn chân của bạn. Cũng có thể thực hành lần lượt từng bàn chân.
- Giữ cho đầu gối của bạn ở vị trí thoải mái nhất và không khiến bạn phải gồng cứng khi tập các kỹ thuật bàn đạp. Giữ mắt cá chân và đầu gối thẳng hàng, sao cho đầu gối dễ dàng di chuyển qua trái hoặc phải theo bàn chân và mắt cá chân, nhưng tuyệt đối không chuyển động đầu gối lên và xuống.
Tham khảo thông tin: vianhem.com
***********************************************************************************************
Tìm chúng tôi trên Faceboook: https://www.facebook.com/nhaccutiendat
Website chính: https://nhaccutiendat.vn/